SỰ NGUY HIỂM CỦA MEDINTERNET

Máy in là phát minh có ảnh hưởng nhất trong thiên niên kỷ trước. Bây giờ mọi người sử dụng máy tính để tìm kiếm kiến thức chung & cả về y tế trên Internet.

Trước khi có Internet, kiến thức y học chủ yếu chỉ giới hạn trong các sách giáo khoa và tạp chí y khoa, phần lớn thông tin chỉ được trình bày cho các bác sĩ và y tá dưới dạng sách y tế và tạp chí. Thời điểm đó, bệnh nhân phải tin tưởng vào kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ khi họ đưa ra phác đồ chẩn đoán và phương thức điều trị cho mình. Còn bây giờ, bệnh nhân thường tự tham khảo trên Internet trước khi gặp bác sĩ !.

Internet đã mở rộng sự sẵn có của thông tin y tế. Hàng chục nghìn trang web y tế đang tồn tại và mọi người lướt Internet để biết các thông tin y tế hàng ngày. Một nghiên cứu ở 12 quốc gia nhận thấy gần 50% số người tìm kiếm thông tin y tế trên Internet để tự chẩn đoán và 75% trong số những người này không kiểm tra về tính chính xác của lời khuyên y tế trực tuyến. Và một số bệnh nhân tìm kiếm kiến thức y tế để quyết định xem họ có cần gặp bác sĩ hay không !.

Do đó, ngày nay khi bệnh nhân đến phòng khám về một vấn đề gì, thường họ tự trang bị rất nhiều thông tin về chẩn đoán của họ có thể là gì, quá trình chẩn đoán của họ nên như thế nào và họ muốn có những lựa chọn điều trị nào. Còn khi bệnh nhân đến bệnh viện để phẫu thuật, thường họ cũng đã tự trang bị rất nhiều thông tin về bệnh tật, về ca phẫu thuật đang chờ xử lý và thậm chí cả các lựa chọn gây mê cho họ !.

Thực tế có một số trang web y tế là vô giá (vd PubMed), và nhiều trang web khác lại kém tin cậy & có thể trình bày nhiều thông tin không chính xác, gian lận hoặc lừa đảo, thường nhằm mục đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Làm thế nào để công chúng có thể phân biệt liệu thông tin y tế trên Internet có đáng tin cậy hay không?

Có các điểm chính sau đây để xác định xem nguồn thông tin y tế trực tuyến đó có đáng tin cậy hay không:

(1) Trang web hoặc app cho phép dễ dàng biết được ai chịu trách nhiệm về trang web, app và thông tin của trang web, app đó.

(2) Nếu người hoặc tổ chức phụ trách trang web hoặc app không trực tiếp viết tài liệu, trang web hoặc app phải xác định rõ nguồn gốc của thông tin.

(3) Các trang web hoặc app liên quan đến sức khỏe nên cung cấp thông tin về chứng chỉ y tế của những người đã chuẩn bị hoặc xem xét tài liệu trên trang web hoặc app.

(4) Bất kỳ trang web hoặc app nào yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân đều phải giải thích chính xác những gì trang web hoặc app sẽ làm và sẽ không làm với thông tin đó.

(5) Ở Mỹ, FED và Ủy ban Thương mại Liên bang là các cơ quan chính phủ liên bang giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi những tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về sức khỏe trên Internet, rất tiếc ở VN còn chưa có !.

Vào thế kỷ 20, chúng ta đã được cảnh báo rằng “đừng tin tất cả những gì bạn đọc trên báo”.

Và nay, ở TK 21. lời khuyên đó có thể được mở rộng thành “đừng tin tất cả những gì bạn đọc trên Internet”.

Chỉ đọc các trang web y tế có uy tín để biết thông tin y tế của bạn và trên hết, hãy dựa vào (các) bác sĩ của “riêng” bạn để quản lý các vấn đề y tế của bạn & gia đình bạn.

(From Dr Richard Novak, Giáo sư tại Stanford & PS: Bản thân tôi khi viết app H199i, thấy nền tảng android có vẻ ít đòi hỏi khắt khe về các yếu tố tin cậy cần có nêu trên (nhưng cũng mất 4 tháng mới ‘lên kệ’). Riêng với nền tảng iOs dùng cho iphone, họ yêu cầu rất chặt chẽ về các thông tin và độ tin cậy, nguồn và gốc…nên dù thiết kế lập trình đã xong cũng phải mất gần 1 năm mới ‘lên kệ’ nổi).

Đăng bởi hocmaster

Kho lưu trữ các bài giảng y khoa miễn phí của bác sĩ Học, chuyên gia gây mê hồi sức tại Việt Nam, giảng viên Đại học Duy Tân & Đại học Y Dược Đà Nẵng.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: